​Chim Có Tổ Người Có Tông !
      Mỹ Khê của Ta ơi !
     Mỹ Khê Dấu ấn một Thời !
    Mỹ Khê dưới mắt Du Khách !
       Đà Nẵng của tôi, một thời được xem như là một Lebannon của Châu Á, thành phố chiến tranh, xô bồ, tang tóc.Nơi đó, tháng 3 năm 1965, bước chân của những người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ để làm đầu cầu cho cuộc chiến tranh tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Địa danh Đà Nẵng xuất hiện nhiều lần trong quân sử Mỹ,nhiều hơn cả những mặt trận lừng danh trong thế chiến thứ hai như Bulge, Ardennes, Midway v.v. Đà Nẵng
 với những doanh trại, bãi biển được gọi bằng tiếng Mỹ: China Beach, TienSa Camp, Monkey Mountain.Đà Nẵng của tôi, nơi những buổi chiều của tuổi mười ba, tôi vẫn thường đứng nhìn những đoàn xe mang nhãn hiệu Sealand, RMK, GMC nối đuôi nhau mỗi ngày trên chiếc cầu màu đen mang tên của một viên tướng Thực Dân.
 Những chiếc chiến xa nặng nề, những khẩu đại pháo nòng dài được cất lên từ chiếc tàu lớn neo ngoài cửa biển Sơn Chà.Tiếng gầm thét của những đoàn phi cơ chiến đấu đang đáp xuống phi trường quân sự ngoài ngã ba Duy Tân. Tiếng nhạc,tiếng cười, tiếng chọc ghẹo, oke, hello, goodbye của những người lính Mỹ và những cô gái Việt Nam vào tuổi chị tôi, vọng lại 
từ những hộp đêm dọc bờ sông Bạch Đằng. Tất cả đã khơi dậy trong lòng tôi nhiều câu hỏi, nhiềubăng khoăng và cả những tủi thẹn đầu đời của một đứa bé Việt Nam, xót xa cho số phận của một cây cổ thụ bốn ngàn năm đang biến thành cây chùm gởi.Tại sao? Tại sao lại là Đà Nẵng? Tại sao là Việt Nam quê hương tôi mà lại không phải một nơi nào khác?
Đà Nẵng của tôi, như định mệnh an bài, cũng là nơi an nghỉ của người lính Mỹ đầu tiên thuộc chiến hạm lừng danh Hoa Kỳ,USS Constitution. Không phải đợi đến 1965, khi các chiến hạmthuộc Đệ Thất hạm đội thả neo tại cửa biển Đà Nẵng để đổbộ các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đầu tiên, nhưng từ hơn 120 năm trước, Đà Nẵng đã là một nơi hẹn hò đầy định mệnh giữa quân đội Việt Nam thời Thiệu Trị và Hộ Tống Hạm Hoa Kỳ đầu tiên của hải quân Mỹ dưới quyền của hạm trưởng John Percival.Theo các tài liệu còn ghi lại, năm 1845, chiến hạm USS Constitution của Hải Quân Hoa Kỳ, trên chuyến hải hành 2 năm vòng quanhthế giới, dừng lại cảng Đà Nẵng để xin cung cấp thực phẩm và nước ngọt. Cũng tại hải cảng lịch sử nầy, Hạm trưởng 
John Percival xin phép quan trấn thủ thành Đà Nẵng để chôn cất thủy thủ William Cook vừa qua đời, dưới chân Núi Khỉ nằm trong rặng Sơn Chà. Thậm chí ông còn "viện trợ" 2 Mỹ kim để lo phần hương khói. Tiếc thay, chỉ vài ngày sau đó, vì việc triều đình Huế bắt giam Giám Mục Dominique LeFevre, đã làm cho tang lễ thắm đượm tình nhân đạo của con người,
 biến thành một xung đột quân sự giữa hai quốc gia. Cuộc chạm trán ngắn ngủi năm 1845 rất ít người biết đến. Những viênđại pháo bắn vào lãnh hải Việt Nam, dù chỉ để đe dọa, cũng đã vô tình gây thương tích cho quan hệ đầy oan trái giữa hai quốc gia Việt Mỹ sau này.  
        Trần Trung Đạo 
Bên cạnh đó, do không chịu nổi sự hà khắc của chế độ nông nô, bất mãn với triều đình phong kiến, nhiều người đã tìm đường ra đây lập kế sinh nhai. Người Kinh có mặt ở đảo cũng từ rất sớm. Trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627–1672), rất nhiều ngư dân thuộc các tỉnh duyên hải miền trung, hoặc chạy giặc lánh nạn, hoặc đi tìm nguồn cá, thuyền của họ vượt sóng trùng dương đã gặp phải những trận cuồng phong khốc liệt và "xiêu" lên đảo.

Cùng với người Kinh, một số người Hoa cũng hòa nhập vào cộng đồng cư dân ở Phú Quý. Vàơ thế kỷ 17, một số quan lại nhà Minh sau khi chống nhà Thanh thất bại, đã phải trốn ra nước ngoài. Từng đoàn thuyền vượt biển tiến về phía nam, trong số đó có hàng chục thuyền đã quyết định dừng chân lập nghiệp ở Phú Quý. Người Hoa đến đây sống dựa vào các ngành nghề như dệt tơ lụa, buôn bán. Quá trình phát triển về sau, một số người do làm ăn trở nên giàu có đã lần lượt tìm vào các thành phố lớn ở đất liền, chỉ một số ít còn lại trên đảo.

Khi dân cư ngày một đông hơn thì các hình thức tổ chức xã hội cũng dần dần được hình thành. Vào thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), chính quyền Đàng Trong đã tổ chức trên đảo thành từng hộ bạch bố đến đội bạch bố rồi dần dần trở thành ấp và làng. Tuy số dân lúc bấy giờ chưa đông đúc nhưng Phú Quý có đến 14 làng và 1 ấp. Mỗi làng được lập trên cơ sở một nhóm nhỏ ngư dân, đôi lúc chỉ có từ 10 đến 12 tránh đinh và thường mang những tên cũ của địa phương trước khi đến đây lập nghiệp: Thoại Hải, Thế Hanh, Thế An, Hội Thiên, Hội Hưng, Hương Lăng, Mỹ Xuyên, Phú Ninh, An Hòa, Hải Châu, Thương Hải, Triều Dương, Hội An, Mỹ Khê và ấp Quý Thạnh. Từ niên hiệu Đồng Khánh - Nguyễn Cảnh Tông năm thứ 1 (1886), toàn đảo được tổ chức thành 11 làng và đến năm 1930 do sự sáp nhập ba làng Phú Ninh vào Phú Mỹ và Hương Lăng vào Quý Thạnh nên chỉ còn lại 9 làng: Long Hải, Phú Mỹ, An Hòa, Hải Châu, Thương Hải, Quý Thạnh, Triều Dương, Mỹ Khê và Hội An. Hiện nay, đảo được chia làm 3 xã: Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh.
   ĐÌNH THÔN MỸ KHÊ - XÃ TAM THANH - Tại Đão Phú Qúy